Nội dung

I.Sắt hữu cơ là gì?

II. Những ưu - nhược điểm khi sử dụng sắt hữu cơ

1. Ưu điểm

2. Nhược điểm

III. Vai trò của sắt hữu cơ với cơ thể

I. Sắt hữu cơ là gì?

Sắt hữu cơ

Chúng ta đều biết, sắt là một nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng đối với cơ thể người, đặc biệt nó có vai trò rất lớn góp phần sản sinh và giúp tế bào hồng cầu trở lên khỏe mạnh hơn. Bản chất của sắt hữu cơ là dạng muối sắt với các gốc muối hữu cơ như gluconat, fumarat, bisglycinate, polymaltose. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sắt hữu cơ dễ hấp thu, có nhiều ưu điểm về mặt bào chế, vậy nên mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể. 

Điểm cộng của sắt hữu cơ là chúng giải phóng ion sắt một cách vừa đủ tạo điều kiện giúp ruột non có thời gian hấp thụ và không gây lắng đọng sắt trong người. Hơn nữa, khi sử dụng sắt hữu cơ, cơ thể chúng ta sẽ hạn chế được tối đa các tác dụng phụ như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.

Phân loại sắt hữu cơ

sắt hữu cơ

Sắt hữu cơ còn được chia thành hai loại chính là sắt hữu cơ hóa trị II và sắt hữu cơ hóa trị III:

- Đặc điểm của sắt hữu cơ hóa trị II chứa hàm lượng sắt khá cao, được hấp thụ ở ruột non. Với các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị thiếu máu, sắt hữu cơ hóa trị II thường được lựa chọn. Tuy nhiên, với hàm lượng ion sắt được giải phóng cao sẽ gây ra các triệu chứng như nóng trong người, buồn nôn, táo bón.

- Sắt hữu cơ hóa trị III ít gây tác dụng phụ hơn sắt hữu cơ hóa trị II. Khi vào cơ thể sắt III sẽ có những chuyển hóa thành sắt II và được ruột non hấp thụ. Bởi sắt III mất thêm thời gian chuyển hóa thành sắt II nên thời gian cơ thể hấp thụ sắt III sẽ lâu hơn. Vì vậy, khi bổ sung sắt III vào cơ thể, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên người sử dụng nên uống kèm vitamin C để hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Thêm nữa, với ưu điểm không giải phóng ion sắt một cách ồ ạt, điều này hạn chế được tình trạng cơ thể hấp thụ dư thừa sắt.

II. Những ưu - nhược điểm khi sử dụng sắt hữu cơ

1. Ưu điểm

- Khả năng hấp thụ sắt hữu cơ cao hơn nhiều lần so với sắt vô cơ.

- Giảm thiểu sự lắng đọng sắt trong cơ thể.

- Có tính an toàn và hiệu quả cao.

- Cơ thể có khả năng đào thải ra bên ngoài nếu không hấp thụ hết.

- Mùi vị dễ uống.

- Hạn chế gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, nóng trong, táo bón.

2. Nhược điểm

- Giá thành của sắt hữu cơ cao hơn sắt vô cơ.

- Bảo quản các sản phẩm từ sắt hữu cơ khó hơn với các sản phẩm từ sắt vô cơ.

Với những ưu điểm và nhược điểm trên, sắt hữu cơ vẫn luôn được các chuyên gia đánh giá cao hơn sắt vô cơ và được khuyên sử dụng hỗ trợ điều trị với trường hợp người bệnh đang gặp vấn đề về thiếu máu.

III. Vai trò của sắt hữu cơ với cơ thể

Vai trò của sắt hữu cơ với cơ thể

Sắt hữu cơ

Nguyên tố vi lượng sắt dù chỉ chiếm 0,004% trọng lượng của cơ thể nhưng vai trò của chúng là không thể thay thế. Sắt được biết đến như một nguyên liệu tổng hợp nên hemoglobin. hemoglobin là chất xuất hiện trong hồng cầu có màu đỏ và có vai trò vận chuyển oxy trong máu tới các mô trong cơ thể. Đồng thời, sắt cũng xuất hiện trong thành phần của myoglobin, cơ vân, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân và kết hợp với các chất dinh dưỡng khác giải phóng năng lượng cho sự co cơ.

Chính những tác dụng rất quan trọng của sắt đối với cơ thể, nên khi cơ thể thiếu sắt sẽ xảy ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe con người. 

Trước tiên, khi thiếu sắt, quá trình vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở các mô vân có thể gây giảm sút, làm cơ thể hoạt động không còn hiệu quả. Người thiếu sắt thường xuyên mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém và rất hay quên. Bên cạnh đó, thiếu máu sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu, đặc biệt là cơ tim, cơ bắp, não. Từ đó gây ra hiện tượng tim đập nhanh, với trẻ nhỏ có thể dẫn đến suy tim do thiếu máu. Các trường hợp thiếu máu ở trẻ thường sẽ có những biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Đặc biệt mắt, môi không được hồng hào, móng tóc khô cứng dễ gãy hơn. Trẻ thiếu máu thường biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, táo bón và rất hay nôn trớ. Đối với các mẹ bầu, thiếu máu rất nguy hiểm, dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, có đến 43% phụ nữ không mang thai trong độ tuổi từ 15-50 ở các nước đang phát triển gặp tình trạng thiếu máu. Trong đó, những người trong quá trình mang thai, tỷ lệ này tăng lên 56-80%. Nguyên nhân chính tình trạng thiếu máu ở các trường hợp trên phần lớn là do cơ thể thiếu sắt. 

Lượng sắt bổ sung cho từng độ tuổi

Hiểu được tầm quan trọng của sắt đối với sức khỏe, chúng ta nên chú ý hơn đến việc bổ sung nguyên tố vi lượng này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng như sử dụng sản phẩm hỗ trợ để chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân và gia đình. Dưới đây là hàm lượng sắt cần bổ sung cụ thể mỗi ngày đối với từng đối tượng khác nhau: 

 Trẻ em từ 3 – 6 tháng cần 6,6mg mỗi ngày.

– Trẻ em từ 6 – 12 tháng cần 8,8mg mỗi ngày.

– Trẻ em từ 1 – 10 tuổi cần 7 – 10mg mỗi ngày.

– Phụ nữ từ 19 – 50 tuổi cần 18mg mỗi ngày.

– Phụ nữ đang mang thai cần 27mg 1 ngày.

– Phụ nữ cho con bú cần 9 đến 10mg 1 ngày.

– Nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 8mg 1 ngày.

Một lưu ý quan trọng chúng ta cần biết khi bổ sung sắt vào cơ thể. Đó là sắt là một khoáng chất rất khó hấp thu, khoảng 10 % lượng sắt nạp vào được hấp thu tại đại trực tràng và ruột non, phần còn lại thường sẽ bị đào thải ra ngoài. Chính vì vậy, khi bổ sung sắt cho cơ thể nhằm hỗ trợ các vấn đề thiếu sắt thiếu máu, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên người bệnh ưu tiên bổ sung sắt hữu cơ hàng đầu.

Các cách bổ sung sắt hữu cơ

Cơ thể người không thể tự sản sinh và tổ hợp được sắt. Vì vậy cách bổ sung sắt duy nhất vào cơ thể đó là qua hình thức ăn uống hàng ngày. 

Với nguồn gốc sắt từ thực phẩm: xuất hiện nhiều trong thịt động vật, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê,... Hàm lượng sắt heme trong thịt động vật là nguồn sắt an toàn và dễ hấp thu. Đối với các loại sắt non-heme xuất hiện trong thực vật như rau bina, hạt bí ngô, bông cải xanh, đậu phụ,...Tuy sắt non-heme khó hấp thu hơn sắt heme nhưng chúng lại cung cấp nhiều chất xơ, giúp cơ thể hạn chế táo bón, hấp thụ sắt được tốt hơn.

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chức năng để bổ sung sắt đúng liều lượng và có hiệu quả nhanh chóng. Một sản phẩm sắt hữu cơ đến từ thương hiệu Mason đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay đó là sản phẩm Mason Natural Ferrous Gluconate. 

Sắt hữu cơ

Đây là sản phẩm sắt hữu cơ với hàm lượng cao, sản phẩm giúp tạo máu, giảm các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, tụt huyết áp, tăng cường miễn dịch và kích thích sự ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Mỗi viên Mason Natural Ferrous Gluconate với hàm lượng dinh dưỡng là 27mg/viên nén, sản phẩm Mason Natural Ferrous Gluconate có khả năng cung cấp đầy đủ lượng sắt hàng ngày cho tất cả các thành viên trong gia đình. Đặc biệt khi sử dụng Mason Natural Ferrous Gluconate người dùng sẽ không cảm nhận được mùi tanh nồng khó chịu cũng như không gặp phải các tác dụng phụ như táo bón tiêu chảy. Cơ thể hấp thụ được sắt nhanh chóng và dễ dàng hơn.

>>>Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Lời kết: Trên đây là tất cả những kiến thức về sắt hữu cơ. Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích, chăm sóc sức khỏe bản thân và cả gia đình tốt hơn. Chúc các bạn thành công!