Nội dung:

1. Bệnh đại tràng là gì? 

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đại tràng

3. Hậu quả khó lường cho bệnh đại tràng 

4. Lối đi nào cho người bị bệnh đại tràng? 

1. Bệnh đại tràng là gì?

1.1 Hiểu về đại tràng

Hiểu về đại tràng

Nhắc đến bệnh đại tràng, ắt hẳn ai cũng hình dung ra được đây là căn bệnh liên quan đến tiêu hóa, nhưng cụ thể đây là căn bệnh như thế nào? Muốn hiểu được, đầu tiên chúng ta cần định hình đại tràng là bộ phận cơ thể nằm ở cuối cùng của ống tiêu hóa, có độ dài khoảng 1.2 mét. Thức ăn khi đã được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non sẽ được đẩy xuống để đại tràng hấp thụ nốt lượng nước, muối khoáng… đồng thời đại tràng cũng bổ sung vi khuẩn tạo bã để phân hủy thức ăn thành phân. Khi thức ăn đã tiêu hóa, hấp thụ đủ, đại tràng thực hiện nhiệm vụ cuối cùng là co bóp bài tiết phân qua trực tràng và thải phân ra ngoài.

1.2 Các căn bệnh liên quan đến đại tràng

Cũng giống như các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột non, gan… đại tràng cũng vô cùng nhạy cảm và dễ mắc bệnh nếu như chúng ta không sinh hoạt, ăn uống khoa học. Các chứng bệnh liên quan đến đại tràng có thể kể đến:

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là căn bệnh liên quan đến đại tràng phổ biến nhất hiện nay và không còn xa lạ gì với nhiều người, nhất là những đối tượng ăn uống thất thường, kém khoa học… có nguy cơ viêm đại tràng cao nhất. Nói một cách đơn giản, viêm đại tràng là tình trạng viêm ở niêm mạc đại tràng, có thể tiến triển cấp tính hoặc mãn tính với các triệu chứng điển hình: đau bụng, chán ăn, ăn không ngon miệng, luôn cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên tiêu chảy, đau quặn bụng từng cơn, phân ít nhưng kèm máu, khi đi nặng hậu môn đau rát, phân lỏng, đại tiện ra máu… Còn khi đã biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính, bệnh nhân sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn như đi đại tiện nhiều lần/ngày (thường trên 4 – 5 lần), rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), phân có chất nhầy kèm mùi hôi tanh, suy nhược cơ thể…

Viêm đại tràngư

Viêm đại tràng có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm vi khuẩn (Salmonella, E. coli, Shigella), virus, sán, lỵ amip, táo bón kéo dài, nhiễm độc chì, thủy ngân, stress, tác dụng phụ của một số loại thuốc… Do đó, nếu cảm thấy bản thân có những dấu hiệu trên thì lời khuyên là hãy đến bác sĩ để khám cụ thể và có hướng điều trị kịp thời.

Viêm loét đại tràng

Đây có lẽ là căn bệnh không còn xa lạ gì với chúng ta, bởi con số bệnh nhân viêm loét đại tràng không hề nhỏ. Có thể hiểu, viêm loét đại tràng là tình trạng niêm mạc ruột già bị viêm và loét, lớp lót bên trong đại tràng ở thành ruột bị tổn thương và bị viêm nhiễm. Khi thăm khám lâm sàng sẽ thấy niêm mạc bị sưng đỏ. Kèm theo đó là các vết trợt, vết loét. Đôi khi còn bị xuất huyết hay có những ổ áp xe nhỏ kèm theo.

Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học cũng như chuyên gia vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến viêm loét đại tràng, nhưng giả thuyết cho rằng bệnh có liên quan đến rối loạn miễn dịch và mất cân bằng men vi sinh trong đường ruột được đánh giá tin cậy. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa viêm loét đại tràng với Amip (loại kí sinh trùng nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn), với bệnh lao ruột (do vi khuẩn lao gây ra) và liên quan đến cả việc sử dụng kháng sinh dài ngày… Do đó, để không bị căn bệnh này ghé thăm thì người bệnh hãy chủ động đi khám định kì hoặc thăm khám nếu có các triệu chứng: Tiêu chảy, đau bụng, phân lẫn máu, chán ăn, sốt nhẹ, đau khớp, sụt cân không rõ lý do trước khi nó dẫn đến nhiều biến chứng như phình đại tràng, viêm phúc mạc, thủng ruột, nhiễm trùng huyết và tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng.

Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)

Bệnh Crohn là tình trạng viêm mãn tính ở đường ruột. Bệnh Crohn thường ảnh hưởng ở cả ruột non, ruột già, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến ruột kết. Tương tự như viêm loét đại tràng, nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các chẩn đoán cho thấy bệnh Corhn có liên quan đến di truyền và hoạt động của hệ miễn dịch. So với viêm đại tràng, bệnh lý này gây viêm ở các mô sâu của ruột nên có mức độ rất nghiêm trọng.

Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)

Vì không có nguyên nhân cụ thể, nên khi thấy những biểu hiện: Đau xung quanh vùng hậu môn, giảm cân bất thường không rõ lý do, sốt, tiêu chảy, phân kèm máu và chất nhầy, loét miệng, chán ăn, lười ăn, ăn không ngon miệng, hay bị chuột rút… hãy đến khám bác sĩ để xác định bệnh cụ thể.

Đặc biệt, khi đã mắc bệnh Corhn lâu năm, bệnh nhân còn có nguy cơ mắc một số triệu chứng nghiêm trọng khác như  còn gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như: viêm đường ống mật, viêm khớp, tắc ruột, nứt hậu môn, loét ruột, suy dinh dưỡng, lỗ rò, thiếu máu và tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Viêm đại tràng co thắt

Gần giống với viêm đại tràng bên trên, viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích hay rối loạn chức năng đại tràng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhu động ruột bất thường, gây ra tình trạng đau dữ dội và rối loạn khi đại tiện. Khi bị viêm đại tràng co thắt, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng: đau ở hai mạn sườn và vùng bụng dưới, ợ hơi, căng (chướng) bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện, phân kèm chất nhầy và có mùi hôi, đôi khi cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp, căng thẳng, mệt mỏi, xanh xao… Nguyên nhân của các tình trạng trên được chuyên gia xác định chủ yếu từ việc ăn uống không lành mạnh, căng thẳng, stress kéo dài, ruột già tăng tính nhạy cảm và rối loạn nhu động cơ quan tiêu hóa… Khi gặp tình trạng trên, nhất định không được chủ quan mà cần đến bác sĩ thăm khám để tránh việc tích tụ chất thải trong ruột gây ra hiện tượng nhiễm trùng và nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư đại tràng

Khi nhắc đến ung thư, ắt hẳn ai cũng sẽ phải giật mình nhưng nếu để các triệu chứng như vừa nên ở trên của bệnh viêm đại tràng kéo dài mà không can thiệp có thể biến chứng thành ung thư đại tràng. Lúc này, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm nhu động ruột (nhu động ruột là sự co bóp hình sóng để di chuyển thức ăn đến các trạm xử lý khác nhau trong đường tiêu hóa), phân có lẫn máu, sút cân bất thường. Hơn nữa, các khối u ác tính tại đại tràng có thể dễ dàng di căn sang các bộ phận khác, dù có điều trị hóa trị tốn kém nhưng tỷ lệ sống vẫn rất thấp. Do đó, hãy chủ động phòng ngừa bệnh đại tràng trước khi nó tiến triển đi quá xa bằng việc xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã kết luận số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như lười vận động, hút thuốc, béo phì, nghiện rượu, mắc các bệnh đại tràng mãn tính… Nên nếu muốn bảo vệ sức khỏe thì cách tốt nhất là ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Polyp đại tràng

Polyp đại tràng

Polyp đai tràng là sự hình thành khối u có cuống hoặc không cuống ở thành ruột, được đánh giá là 1 trong những bệnh hiểm nghèo. Polyp đại tràng được chia thành 4 loại phổ biến: Polyp tăng sản, polyp viêm, polyp hamartomatous và polyp ác tính (ung thư đại tràng). Nếu không tiến hành cắt bỏ kịp thời, polyp có thể phát triển lớn và gây tắc ruột.

Khi mới hình thành, polyp đại tràng thường không gây ra bất cứ triệu chứng gì nên người bệnh thường chủ quan. Tuy nhiên, khi kích thước tăng lên, người bệnh cũng sẽ cảm nhận rõ rệt cảm giác mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy/táo bón, phân kèm máu, chảy máu trực tràng, nôn mửa…

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến Polyp đại tràng, trong đó:

- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích… là nguyên nhân hàng đầu. Đáng buồn là hiện nay rất nhiều người đang gặp phải tình trạng này, cho nên bệnh nhân mắc polyp đại tràng cũng ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa.

- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi: Đây là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến polyp đại tràng ngày càng trở nặng. Theo nhiều nghiên cứu thì những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress, hoạt động thần kinh quá mức… có tỷ lệ mắc polyp đại tràng cao hơn người bình thường.

- Tuổi tác và di truyền: Chiếm một phần không nhỏ trong nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp đại tràng nhưng đây là nguyên nhân chủ quan nên cần có biện pháp phòng ngừa khoa học . Theo đó, đối tượng người sau 50 bị polyp đại tràng chiếm đến 90% trường hợp bệnh và những người có người thân mắc polyp đại tràng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Xoắn đại trạng (xoắn ruột)

Xoắn đại tràng (hay xoắn ruột) là hiện tượng ruột bị xoắn lại, thường gặp nhất ở manh tràng và đại tràng sigma (2 trong 3 bộ phận cấu thành đại tràng). Bệnh lý này có thể gây tắc nghẽn ruột, thiếu máu cục bộ, thủng đại tràng, thậm chí hoại tử nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc đơn giản là bị sốc do tắc ruột (sốc nhiễm khuẩn, sốt, giảm huyết áp nhanh chóng…)

Các dấu hiệu nhận biết xoắn đại tràng khá rõ rệt nhưng nhiều người thường chủ quan và bỏ qua như: bụng đau dữ dội, cơn đau thường có xu hướng lan khắp vùng bụng, căng phình bụng, nấc xụt, buồn nôn, táo bón nặng không thể đi đại tiện.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xoắn đại tràng, có thể do đại tràng phì đại, sự dính trong ổ bụng hình thành sau phẫu thuật, chấn thương hoặc nhiễm trùng, do bệnh lý của ruột già Hirschsprung’s (bệnh phì đại tràng bẩm sinh), đại tràng không được cố định vào thành bụng, cũng có thể biến chứng từ táo bón mãn tính, tuổi tác (trên 60 tuổi có nguy cơ mắc cao hơn người bình thường) hoặc sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn…

Viêm đại tràng giả mạc

Viêm đai tràng giả mạc (Tiêu chảy do Clostridium difficile, tên tiếng anh Pseudomembranous Collitis) hay còn có tên gọi khác là viêm đại tràng liên quan đến việc sử dụng kháng sinh dài hạn hoặc xuất hiện sau khi dùng thuốc kháng sinh từ 5 – 10 ngày mà hầu hết ai trong chúng ta cũng đã gặp qua với biểu hiện: Tiêu chảy kéo dài, buồn nôn, mệt mỏi do mất nước, đau quặn bụng, phân có chất nhầy… Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp như các bệnh liên quan đại tràng ở trên nhưng nếu “mặc kệ” thì nó có thể biến chứng thành nhiễm trùng máu hay nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Viêm đại tràng giả mạc

Lý giải cho nguyên nhân tình trạng bệnh viêm đại tràng giả mạc, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi cơ thể khỏe mạnh, trong ruột chúng ta có rất nhiều lợi khuẩn chung sống “hòa bình” với hại khuẩn và lợi khuẩn có khả năng cân bằng hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi có sự góp mặt của các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là 4 nhóm: Nhóm Fluoroquinolones; Nhóm Penicillins; Clindamycin (Cleocin); Nhóm Cephalosporins đã phá vỡ sự cân bằng này, khiến hại khuẩn có cơ hội vùng lên để gây bất lợi cho hệ tiêu hóa. Trong đó, có một số vi khuẩn nhất định, thường là Clostridium difficile, bình thường chúng bị kìm hãm, nhưng vì một lý do nào đó, chúng phát triển mạnh, nhanh hơn các vi khuẩn có lợi và từ đó có thể gây bệnh viêm đại tràng giả mạc. Khi đó, số lượng các độc chất mà chúng tạo ra tăng lên, khi tăng cao đến một mức nào đó sẽ gây tổn thương ruột già. 

Thiếu máu cục bộ đại tràng

Thiếu máu cục bộ đại tràng là tình trạng động mạch ở ruột già bị tắc nghẽn, dẫn đến hiện tượng giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến cơ quan này. Tình trạng thiếu máu có thể dẫn đến hoại tử mô và nặng nhất là tử vong. Thiếu máu cục bộ đại tràng biểu hiện qua những triệu chứng như: thường xuyên tiểu tiện và đại tiện, sốt cao, đau bụng đột ngột, chướng bụng, đầy hơi, phân lẫn máu, nôn mửa, luôn cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy mất nước, sụt cân bất thường… Có thể nói những biểu hiện của thiếu máu cục bộ đại tràng khá rõ ràng nên khi có những “cảnh báo” trên chúng ta không nên chủ quan. Tình trạng này thường bắt nguồn do những nguyên nhân như xơ vữa động mạch, rối loạn vận chuyển máu (thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, viêm mạch máu,…), rối loạn dễ đông máu, nhiễm trùng ổ bụng, viêm tụy, ung thư…

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đại tràng

Như vừa chia sẻ ở trên, tùy mỗi chứng bệnh liên quan đến đại tràng lại có những nguyên nhân khác nhau. Nhưng có thể tổng hợp thành các nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

2.1 Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống có liên quan trực tiếp đến các bệnh liên quan đến tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng. Bởi thức ăn được chúng ta nạp vào cơ thể cần qua đại tràng trước khi thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, nên nếu đại tràng có vấn đề thì sức khỏe, sự hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo. Các nghiên cứu về căn bệnh liên quan đến đại tràng đã chỉ ra, những người có thói quen ăn uống thất thường, ăn không đúng bữa, thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất đạm, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, sử dụng rượu bia, các chất kích thích… sẽ có nguy cơ mắc bệnh đại tràng cao hơn người bình thường.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Thêm vào đó, chế độ ăn kém khoa học, ăn khuya, lười vận động, béo phì cũng mắc bệnh đại tràng cao hơn. Ngược lại, nếu ăn uống đúng cách, kết hợp thể dục và vận động thường xuyên không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, đại tràng mà còn tốt cho sức khỏe nói chung, là biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh liên quan đến đại tràng hiệu quả.

2.2 Vi khuẩn

Nguồn thức ăn hàng ngày chứa nhiều vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh đại tràng. Cụ thể, các vi khuẩn, vi rút truyền nhiễm gây nên nhiễm trùng đường ruột và gây viêm đại tràng, viêm loét đại tràng…

Những loại vi khuẩn gây bệnh đại tràng có thể kể đến:

- Vi khuẩn amip: Amip là một trong những loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm đại tràng nói riêng và bệnh đại tràng nói chung. Kén (ấu trùng) của amip có thể lẫn trong các loại thức ăn chưa chế biến kĩ, đồ ăn tái sống… Khi chúng ta ăn, chúng sẽ đi vào dạ dày – ruột non – đại tràng và xâm nhập đại tràng để gây bệnh.

- Vi khuẩn e.coli: Đây là loại vi khuẩn đã quá quen thuộc đối với chúng ta bởi nó có thể khiến người bệnh bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy ra máu, viêm đại tràng và mất nước nghiêm trọng.

- Vi khuẩn lao: Như vừa nói ở trên, bệnh nhân bị lao có thể bị vi khuẩn lao xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây bệnh đại tràng hoặc lao ruột nguyên phát kèm theo các biểu hiện sốt về chiều, chán ăn, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, rối loạn tiêu hóa…

- Vi khuẩn Sakmonella và Campylobacter: Đây cũng là một trong những loại vi khuẩn gây ra bệnh đại tràng.  Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước và các bệnh liên quan đến đại tràng, viêm đại tràng là một ví dụ.

- Ký sinh trùng giardia: Ký sinh trùng giardia có thể xâm nhập cơ thể chúng ta gây ra tiêu chảy, nhiễm trùng và bệnh về đại tràng. Ký sinh trùng giardia có nhiều trong nguồn nước chưa qua xử lí ở các sông, hồ…

- Vi khuẩn Clostridium diffcile: Đây là loại vi khuẩn thường mắc ở bệnh nhân dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Kháng sinh làm cho vi khuẩn Clostridium phát triển quá mức, gây loạn khuẩn ruột, tiêu chảy,  sốt, viêm loét đại tràng…

2.3 Bệnh lý nền ảnh hưởng

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân từng bị ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… có tỷ lệ mắc ung thư đại tràng cao hơn người bình thường, thêm vào đó là những bệnh liên quan đến đại tràng khác.

 Bệnh lý nền ảnh hưởng

Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm (hiện tượng 1 đoạn đại tràng kẹt lại trong bao hẹp thoát vị) và xoắn ruột bẩm sinh (một phần đại tràng bị kẹt trong thành bụng) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đại tràng.

2.4 Thuốc kháng sinh

Dùng thuốc kháng sinh không đúng cách, lạm dụng thuốc kháng sinh chiếm đến 25% nguyên nhân gây bệnh đại tràng. Không thể phủ nhận những lợi ích mà thuốc kháng sinh đem lại, giúp cơ thể kháng lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài gây ra, nhưng bản thân thuốc kháng sinh lại không phân biệt được lợi khuẩn và hại khuẩn trong hệ tiêu hóa mà tiêu diệt hết dẫn đến tác dụng phụ là gây ra bệnh đại tràng. Có thể hiểu ở trạng thái bình thường lợi khuẩn chiếm phần lớn trong ruột vừa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh lại có thể giữ hệ tiêu hóa ở trạng thái cân bằng, nhưng khi kháng sinh vào cơ thể, sự cân bằng này bị phá vỡ tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi, tấn công thành ruột và gây rối loạn tiêu hóa cũng như các bệnh liên quan đến đại tràng khác.

Đặc biệt, khi dùng kháng sinh quá liều, dài ngày thì kháng sinh sẽ tiêu diệt một số vi khuẩn trong hệ vi khuẩn đường ruột nhưng riêng vi khuẩn Cl.difficil ít bị tiêu diệt hoặc không bị tiêu diệt do chúng có khả năng đề kháng với kháng sinh, vì vậy, chúng càng phát triển mạnh do không có vi khuẩn khác cạnh tranh, khi có mặt của một số kháng sinh. Và đó là lý do chính gây ra bệnh đại tràng.

2.5 Di truyền

Theo thống kê, di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh đại tràng. Theo đó, những người có bố mẹ, người thân mắc bệnh đại tràng thì bản thân có tỷ lệ mắc cao hơn người bình thường (gấp 2 – 3 lần). Nguy cơ sẽ tăng cao hơn nếu trong gia đình có nhiều hơn một thành viên được chẩn đoán mắc bệnh ngay từ khi còn trẻ. Đặc biệt là đối với những gia đình có tiền sử gia đình bị polyp, các thành viên có hàng trăm polyp trong đại tràng. Với những trường hợp như vậy, các thành viên trong gia đình nên tầm soát ung thư từ nhỏ để được bác sĩ tư vấn về yếu tố di truyền. Ngoài ra, các thành viên cũng nên có biện pháp phòng tránh bệnh ngay từ ban đầu bằng cách sử dụng các thực phẩm chức năng để đào thải các độc tố, khử các gốc tự do, nhằm giảm nguy cơ hình thành các khối u trong cơ thể kết hợp chế độ ăn uống, rèn luyện vận động khoa học…

2.6 Tuổi tác

Có một thực tế đáng buồn là căn bệnh đại tràng hiện nay đang tăng nhanh về số lượng và trẻ hóa về độ tuổi. Mọi độ tuổi đều có khả năng mắc căn bệnh này, tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở những người ngoài 50 tuổi. Theo thống kê, có 90% người bước sang tuổi 50 tăng nhanh nguy cơ mắc UT đại tràng, bên cạnh đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Nhưng hiện nay, những người từ độ tuổi từ 16 đã có thể bị đại tràng và đối tượng trung niên, người làm việc văn phòng, lái xe… cũng là tỷ lệ người mắc bệnh đại tràng cao hơn bình thường.          

Tuổi tác

3. Hậu quả khó lường cho bệnh đại tràng

Trong cơ thể người đại tràng giữ những chức năng chính sau:

- Tiêu hóa hết các chất dinh dưỡng có còn sót lại trong thức ăn mà chưa được tiêu hóa hết tại ruột non.

- Tạo môi trường kiềm để phân hủy hết những thành phần không thể tiêu hóa bởi môi trường axit trong dạ dày và ruột non.

- Đại tràng có chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng còn sót lại vào máu.

- Phân hủy các chất cặn bã thành phân và hút nước để phân cô đặc lại tạo thành khuôn rồi thải ra khoải cơ thể.

Từ công dụng của đại tràng có thể hình dung ra được khi đại tràng có vấn đề, chức năng tiêu hóa bị rối loạn khiến cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động bình thường, cộng thêm tiêu chảy, táo bón, buồn nôn… là những triệu chứng đi kèm bệnh đại tràng khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng, dẫn đến thiếu năng lượng, mệt mỏi, uể oải, suy kiệt, rối loạn hấp thụ, chán ăn, ăn không ngon… về lâu dài là suy dinh dưỡng và thậm chí là tử vong vì thiếu chất, hoại tử đại tràng hoặc ung thư đại tràng. Đó là lý do mà bất kì ai trong chúng ta cũng không được chủ quan khi có những biểu hiện của bệnh đại tràng, vì đại tràng có thể đến với bất kì ai.

4. Lối đi nào cho người bị bệnh đại tràng?

Khi biết được nguyên nhân bệnh đại tràng, việc phòng tránh không khó. Ngoài những nguyên nhân không thể thay đổi như di truyền hoặc thuốc kháng sinh, ta hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa bệnh đại tràng bằng cách:

- Lên kế hoạch ăn uống, sinh hoạt khoa học. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ, chất kích thích…

- Vận động ít nhất 15 – 30 phút mỗi ngày để tăng cường trao đổi, chuyển hóa chất trong cơ thể.

- Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi quá mức, stress…

- Chủ động sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đại tràng.

Giữa hàng ngàn sản phẩm thực phẩm chức năng cho đại tràng, Mason Colon (tên đầy đủ Colon Herbal Cleanser) được nhập khẩu chính hãng từ Mỹ giúp hỗ trợ chức năng đại tràng là cái tên nổi bật và được người dùng tín nhiệm hơn cả. Sản phẩm đến từ Mason Natural – thương hiệu hàng đầu tại Mỹ chuyên sản xuất những sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu đến thực phẩm giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện giấc ngủ, sinh lý hay hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe như: tim mạch, tiểu đường, tuyến tiền liệt... Đây là bảo chứng vững chắc nhất giúp người dùng tin tưởng vào sản phẩm.

Mason Colon

Nhưng yếu tố khiến Mason Colon chiếm trọn lòng tin của người dùng không chỉ có vậy, với 12 thành phần gồm: Bentonite, bột vỏ hạt mã đề (Plantago ovate), chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá linh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội, bột cây hắc mai, bột cây rễ đại hoàng, bột cây hải cẩu vàng, bột hạt tiểu hồi hương, bột quả chanh, bột yến mạch, đều là những thành phần có nguồn gốc an toàn, tự nhiên đúng như định hướng của hãng là Cung cấp cho khách hàng những giá trị và sản phẩm tốt nhất vì khách hàng xứng đáng được nhận".

Mason Colon được chiết xuất dưới dạng viên nang dễ uống và hấp thụ, khi vào cơ thể sẽ hoạt động theo cơ chế 5 bước để làm sạch đại tràng: Làm sạch, nhuận tràng ==> Cân bằng hệ vi sinh đường ruột ==> Kiểm soát co thắt đại tràng ==> Chống oxy hóa, chống viêm ==> Ngăn ngừa ung thư đại tràng. Vậy nên, đây không chỉ là sản phẩm giúp giảm các triệu chứng của bệnh đại tràng, kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn ngăn ngừa ung thư đại tràng cực kì hiệu quả.

Mason Colon

Có thể nói, Mason Colon là sản phẩm mà ai cũng nên có và mang theo bên mình để có đại tràng khỏe mạnh nói riêng, hệ tiêu hóa và cơ thể khỏe mạnh nói chung.

>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.