1. Những điều cần biết về đại tràng – bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa

Đại tràng (hay ruột già) là bộ phận vô cùng quan trọng của hệ tiêu hóa, có chức năng hoàn thiện chuỗi tiêu hóa thức ăn và thải phân ra ngoài cơ thể mà không bộ phận nào có thể thay thế. Đại tràng nằm bao quanh ruột non và có độ dài trung bình khoảng 1.5 mét – 1.9 mét tùy vào chiều cao của từng người. Theo các nhà khoa học và Giải phẫu học thì ruột già là cơ quan đặc biệt, có chiều dài chỉ bằng ¼ lần ruột non nhưng diện tích ống lại to hơn rất nhiều để tạo ra sự cân bằng trong tiêu hóa thức ăn.

Những điều cần biết về đại tràng – bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa

Cũng theo các nhà Giải phẫu học, đại tràng được chia thành 3 phần chính với chức năng khác nhau:

Manh Tràng: Manh tràng có hình dạng gần giống như một cái túi tròn, nằm ngay phía dưới khu vực hồi tràng đổ vào đại tràng. Phía đầu manh tràng được bịt kín và có một đoạn ngắn được gọi là ruột thừa. Ruột thừa có hình dạng như ngón tay cái với chiều dài khoảng 9cm và rộng từ 0.5-1cm.

Kết Tràng: Đây là thành phần chính của ruột già. Trong kết tràng lại được chia làm 4 phần nhỏ hơn đó là kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xính-ma (singma)

Trực Tràng: Là phần ruột thẳng cuối cùng của đại tràng, tiếp theo là đại tràng sigma được nối với ống hậu môn. Trực tràng dài khoảng 15cm và là bộ phận có khả năng phình to.

Chức năng của đại tràng

Đại tràng thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong hệ tiêu hóa mà không bộ phận nào khác có thể thay thế, khác với ruột non nằm tập trung ở 1 vị trí, ruột già uốn lượn thành một khung bao quanh ruột non nên còn được gọi là khung đại tràng, đồng nghĩa với việc nếu đại tràng gặp vấn đề thì các cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Điều ấy được thể hiện qua:

- Chức năng tiêu hóa: Đây là chức năng chính của đại tràng giúp cơ thể hoàn thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Cụ thể, thức ăn sẽ được tiêu hóa một phần ở dạ dày sau đó được chuyển xuống đại tràng để đảm bảo tiêu hóa hết, bao gồm cả chất xơ hoà tan và vài thành phần đạm mỡ mà dạ dày không xử lý được hoặc môi trường acid tại dạ dày có thể bỏ qua một số chất có lợi cho cơ thể.

- Chức năng hấp thụ dinh dưỡng: Không chỉ đơn thuần là thực hiện chức năng tiêu hóa mà đại tràng còn có chức năng hấp thụ những chất dinh dưỡng vừa tiêu hóa để đưa vào máu, cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là những chất dinh dưỡng cần cho cơ thể mà ruột non không thể tiêu hóa được.

- Chức năng hấp thụ nước và đóng khuôn chất thải: Ngoài hấp thụ chất dinh dưỡng, đại tràng còn có chức năng quan trọng hơn là hấp thụ nước, giúp thận nhận được nước ngay sau đó. Đây là lý do mà khi đại tràng của chúng ta gặp trục trặc, nước không được chuyển qua thận mà ứ lại gây tiêu chảy, chướng bụng, mất nước… Bên cạnh đó, đại tràng còn thực hiện việc đóng khuôn chất thải để việc “tống” chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn thông qua hậu môn, đồng thời phản ánh một phần sức khỏe của cơ thể.

- Hấp thụ muối khoáng: Ngoài những chức năng trên, đại tràng còn có thể hấp thu muối khoáng cùng các nguyên tố khác để cung cấp cho cơ thể.

Chức năng của đại tràng

Từ những chức năng của đại tràng, ta có thể thấy được tầm quan trọng và đa chức năng của đại tràng mà không bộ phận nào có thể thay thế được cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc giữ cho đại tràng luôn vận hành khỏe mạnh, bình thường.

2. Viêm đại tràng mãn tính là gì? Những dấu hiệu cảnh báo của bệnh

Được đánh giá là bộ phận nhạy cảm, dễ tổn thương của cơ thể nên có rất nhiều bệnh liên quan đến đại tràng khiến người bệnh khổ sở, trong đó viêm đại tràng là thường thấy nhất với tỷ lệ người mắc cao và bệnh thường tái đi tái lại nếu không biết bảo vệ đúng cách.

Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị tổn thương, viêm nhiễm, xuất hiện những vết loét ở khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Nếu mới xuất hiện những triệu chứng của viêm đại tràng mà người bệnh can thiệp kịp thời bệnh sẽ không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đa số mọi người đều chủ quan và “tặc lưỡi” bỏ qua những cảnh báo ban đầu của bệnh, chỉ đến khi nó tiến triển và trở nặng thành viêm đại tràng mãn tính kèm theo những biến chứng nghiêm trọng như:

- Xuất huyết đại tràng: Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nghiêm trọng, lớp lông nhung trong đại tràng trở nên trơ trụi sau điều trị bằng kháng sinh hoặc khi người bệnh sử dụng nhiều sản phẩm chứa chất kích thích. Khi tình trạng này trở nên trầm trọng sẽ rất dễ gây ra việc xuất huyết ồ ạt.

- Thủng đại tràng: Biến chứng thủng đại tràng xuất hiện sau khi điều trị bằng kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung bị trơ trọi làm các vết loét ăn sâu và bảo mỏng thành đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, biến chứng này sẽ đe dọa tới tính mạng.

- Giãn đại tràng cấp tính: Theo các chuyên gia, khi bị giãn, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng gây ra loét và thủng gấp nhiều lần. Người bệnh viêm đại tràng thường có những biểu hiện đau bụng, dữ dội, chướng bụng, có thể hôn mê và gây tử vong.

- Ung thư đại tràng: Theo thống kê, có tới 20% bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính sẽ biến chứng thành ung thư đại tràng. Các chuyên gia cho biết, nguy cơ viêm đại tràng “ung thư hóa” sẽ tích lũy theo thời gian và có thể bắt đầu xuất hiện khi kéo dài từ 7-10 năm. Lúc này niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài và tái phát liên tục, các tế bào biểu mô có nguy cơ bị loản sản và chuyển thành ác tính gây ra ung thư.

 Viêm đại tràng mãn tính là gì? Những dấu hiệu cảnh báo của bệnh

Những dấu hiệu cảnh báo viêm đại tràng mãn tính:

2.1 Đau bụng

Thường xuyên đau bụng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm đại tràng, nhưng nhiều người thường hay bỏ qua vì nó gây nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Đối với viêm đại tràng mãn tính, người bệnh có thể bị đau ở hố chậu, dưới rốn hay ở hạ sườn (các vị trí dọc theo khung đại tràng). Những cơ đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc quặn lên từng cơn và xuất hiện sau khi ăn đồ lạ, đồ nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, chất kích thích, nước ngọt có gas hoặc đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh. Tình trạng đau bụng sẽ thuyên giảm sau khi đại tiện hoặc trung tiện.

2.2 Rối loạn tiêu hóa dài ngày

Ngoài đau bụng thì rối loạn tiêu hóa cũng là biểu hiện điển hình của bệnh viêm đại tràng mãn tính mà nhiều người thường bỏ qua. Tình trạng này diễn ra khi người bệnh đi vệ sinh (đi nặng) trên 2 lần/ngày, có thể là phân lỏng hoặc táo bón nhưng đa phần là phân nát kèm theo dịch nhầy và đôi khi kèm theo cả máu trong phân. Thêm vào đó, bạn luôn có cảm giác buồn đi cầu, mót rặn, vừa đi xong lại buồn, nhưng khi đi lại táo bón ngồi trong phòng vệ sinh hàng giờ đồng hồ… thì đó chính là “cảnh báo” của viêm đại tràng mãn tính. Đặc biệt, nếu thấy máu trong phân nhiều hơn 2 lần/ngày thì nhất định cần đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng trước khi biến chứng quá nặng.

Rối loạn tiêu hóa dài ngày

Việc rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng khi bị rối loạn tiêu hóa dài ngày không cải thiện dù đã có những biện pháp can thiệp như sử dụng men vi sinh, chế độ ăn uống… thì tốt nhất là không nên chủ quan mà cần đến cơ sở y tế thăm khám để xác định rõ tình trạng bệnh.

2.3 Đầy bụng trướng hơi

Đại tràng có nhiệm vụ tiêu hóa nốt phần thức ăn mà dạ dày không tiêu hóa được đồng thời hấp thụ nước để chuyển qua thận và thải phân ra ngoài qua hậu môn, nhưng khi bị viêm đại tràng mãn tính, chức năng này bị ảnh hưởng khiến thức ăn khó tiêu, lên men trong bụng cộng thêm nước bị ứ lại gây ra hiện tượng căng tức bụng, đầy hơi, việc chất thải không “thoát” được ra ngoài tích tụ lại trong cơ thể cũng là 1 phần nguyên nhân dẫn đến căng trướng bụng.

2.4 Khuôn phân thay đổi

Phân là chất thải của con người có thể phản ánh phần nào tình hình sức khỏe. Khi thấy bản thân thường xuyên đi nặng với phân ít thành khuôn, bề mặt phân không mịn, khi táo bón khi lại phân lỏng, phân sống… và kèm theo máu thì hãy đến khám bác sĩ vì đó có thể là biểu hiện của viêm đại tràng mãn tính.

2.5 Chán ăn, mệt mỏi, sút cân

Nếu thường xuyên chán ăn, mệt mỏi cùng với đó là một số triệu chứng trướng bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng, hay cáu gắt, thiếu năng lượng và cân nặng bị sụt nhanh thì khả năng cao bạn đã bị viêm đại tràng mãn tính, việc quan trọng lúc này là hãy đến bác sĩ để nắm thật rõ tình trạng bệnh của bản thân để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Chán ăn, mệt mỏi, sút cân

Nhiều trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị rối loạn đại tiện kèm theo triệu chứng sốt, nôn, đi ngoài ra máu đây cũng là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng mãn tính và một số bệnh cấp tính khác như tiêu chảy cấp, xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng… Nên trong mọi trường hợp, đừng bao giờ chủ quan mà bỏ qua những biểu hiện của viêm đại tràng mãn tính ở trên.

3. Nguyên nhân của viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng cấp tính kéo dài

Viêm đại tràng được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính, khi người bệnh bị viêm đại tràng cấp tính không được can thiệp thì khi để lâu, bệnh sẽ tái đi tái lại và tiến triển thành mãn tính. Đó là lý do khi thấy những biểu hiện ban đầu của viêm đại tràng chúng ta nên đi khám ngay để tránh biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Nguồn thức ăn hàng ngày chứa nhiều vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh đại tràng, bao gồm viêm đại tràng mãn tính. Cụ thể, các vi khuẩn, vi rút truyền nhiễm gây nên nhiễm khuẩn đường ruột, dẫn đến viêm đại tràng, viêm loét đại tràng…

Những loại vi khuẩn gây bệnh đại tràng có thể kể đến:

- Vi khuẩn amip: Amip là một trong những loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm đại tràng nói riêng và bệnh đại tràng nói chung. Kén (ấu trùng) của amip có thể lẫn trong các loại thức ăn chưa chế biến kĩ, đồ ăn tái sống… Khi chúng ta ăn, chúng sẽ đi vào dạ dày – ruột non – đại tràng và xâm nhập đại tràng để gây bệnh.

- Vi khuẩn e.coli: Đây là loại vi khuẩn đã quá quen thuộc đối với chúng ta bởi nó có thể khiến người bệnh bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy ra mấu, viêm đại tràng và mất nước nghiêm trọng.

- Vi khuẩn lao: Như vừa nói ở trên, bệnh nhận bị lao có thể bị vi khuẩn lao xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây bệnh đại tràng hoặc lao ruột nguyên phát kèm theo các biểu hiện sốt về chiều, chán ăn, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, rối loạn tiêu hóa…

- Vi khuẩn Sakmonella và Campylobacter: Đây cũng là một trong những loại vi khuẩn gây ra bệnh đại tràng.  Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước và các bệnh liên quan đến đại tràng, viêm đại tràng là một ví dụ.

- Ký sinh trùng giardia: Ký sinh trùng giardia có thể xâm nhập cơ thể chúng ta gây ra tiêu chảy, nhiễm trùng và bệnh về đại tràng. Ký sinh trùng giardia có nhiều trong nguồn nước chưa qua xử lí ở các sông, hồ…

- Vi khuẩn Clostridium diffcile: Đây là loại vi khuẩn thường mắc ở bệnh nhân dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Kháng sinh làm cho vi khuẩn Clostridium phát triển quá mức, gây loạn khuẩn ruột, tiêu chảy, sốt, viêm loét đại tràng…

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là tình trạng viêm mãn tính ở đường ruột. Bệnh Crohn thường ảnh hưởng ở cả ruột non, ruột già, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến ruột kết. Các chẩn đoán cho thấy bệnh Corhn có liên quan đến di truyền và hoạt động của hệ miễn dịch. Bệnh thường diễn biến chậm và để lại biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa… và cuối cùng là viêm đại tràng mãn tính, ung thư đại tràng.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Dùng thuốc kháng sinh không đúng cách, lạm dụng thuốc kháng sinh chiếm đến 25% nguyên nhân gây bệnh đại tràng. Không thể phủ nhận những lợi ích mà thuốc kháng sinh đem lại, giúp cơ thể kháng lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài gây ra, nhưng bản thân thuốc kháng sinh lại không phân biệt được lợi khuẩn và hại khuẩn trong hệ tiêu hóa mà tiêu diệt hết dẫn đến tác dụng phụ là gây ra bệnh đại tràng. Có thể hiểu ở trạng thái bình thường lợi khuẩn chiếm phần lớn trong ruột vừa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh lại có thể giữ hệ tiêu hóa ở trạng thái cân bằng, nhưng khi kháng sinh vào cơ thể, sự cân bằng này bị phá vỡ tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi, tấn công thành ruột và gây rối loạn tiêu hóa cũng như các bệnh liên quan đến đại tràng khác. Lúc này, hại khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng. Đặc biệt, nếu sử dụng kháng sinh dài ngày ở trẻ em và người già thì có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh, chức năng đại tràng ngày càng yếu đi và dễ bị viêm nhiễm.

Đặc biệt, khi dùng kháng sinh quá liều, dài ngày thì kháng sinh sẽ tiêu diệt một số vi khuẩn trong hệ vi khuẩn đường ruột nhưng riêng vi khuẩn Cl.difficil ít bị tiêu diệt hoặc không bị tiêu diệt do chúng có khả năng đề kháng với kháng sinh, vì vậy, chúng càng phát triển mạnh do không có vi khuẩn khác cạnh tranh, khi có mặt của một số kháng sinh. Và đó là lý do chính gây ra bệnh viêm đại tràng cấp tính cũng như viêm đại tràng mãn tính.

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, người bệnh có thể mắc phải viêm đại tràng mãn tính nếu gặp phải những vấn đề như sau:

- Táo bón kéo dài: Táo bón kéo dài kèm theo các hiện tượng như đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ là yếu tố tác động khiến bạn mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính.

- Một số bệnh lý về đường ruột: thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

- Nhiễm độc: bệnh cũng có thể xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm độc asen, chì, thủy ngân, thuốc diệt cỏ…

- Căng thẳng, stress: Những người thường xuyên chịu áp lực công việc, lo lắng, stress kéo dài…

- Ăn uống thất thường, thiếu khoa học, thói quen sử dụng rượu bia, chất kích thích…

>>> Xem thêm: Tất tần tật về bệnh đại tràng – căn bệnh không của riêng ai

4. Việc nên làm để đại tràng luôn khỏe mạnh

Để ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh đại tràng nói chung và viêm đại tràng mãn tính nói riêng, hãy thực hiện theo những lời khuyên từ chuyên gia dưới đây:

- Vận động nhiều hơn: Đã rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tập luyện thể dục thể thao không chỉ tăng cường sức khỏe nói chung mà còn giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm đại tràng hiệu quả. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc đại tràng cũng được khắc phục tốt hơn. Triệu chứng bệnh khó chịu khi đó cũng giảm đi.

- Ăn uống khoa học, đủ chất: Bệnh nhân viêm đại tràng thường gặp vấn đề về dinh dưỡng, khi cơ thể khó hấp thu một số loại Vitamin và khoáng chất như: Acid folic, Vitamin A, D, E, K và Vitamin B12. Ngoài ra, cơ thể cũng phản ứng nhạy cảm hơn với một số nhóm thực phẩm nhất định. Vì thế, hãy tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lập cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp, vừa đáp ứng tốt nhu cầu cơ thể vừa dễ hấp thu, đẩy lùi bệnh.

- Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, stress quá mức.

- Sử dụng thực phẩm chức năng: Viêm đại tràng khiến cơ thể mệt mỏi, quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị ảnh hưởng cộng thêm việc đi ngoài, tiêu chảy, mất nước… nên việc bổ sung thực phẩm chức năng để tăng cường chức năng đại tràng đang được các chuyên gia khuyên dùng.

Mason Colon

Hiện nay trên thị trường, Mason Colon – Hỗ trợ chức năng đại tràng là sản phẩm được nhiều người coi là “bảo bối” luôn mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi bởi sản phẩm được chiết xuất dưới dạng viên nang dễ uống, dễ hấp thụ không chỉ giúp đại tràng khỏe mạnh hơn, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đại tràng, rối loạn tiêu hóa mà còn giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, tinh thần sảng khóa hơn và đặc biệt hiệu quả trong ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Mason Colon sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đại tràng được NSƯT Võ Hoài Nam tin dùng

Mason Colon tác động vào đại tràng theo 5 bước: Làm sạch, nhuận tràng ==> Cân bằng hệ vi sinh đường ruột ==> Kiểm soát co thắt đại tràng ==> Chống oxy hóa, chống viêm ==> Ngăn ngừa ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, thành phần hoàn toàn từ tự nhiên an toàn cũng là điểm cộng giúp Mason Colon chiếm trọn lòng tin của người dùng.

>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY